Quy trình thi công sơn chống cháy cho kết cấu thép hiện nay là một quy trình vô cùng phức tạp, đòi hỏi từ khâu đánh giá hiện trạng sát thực, lên phương án thi công chính xác cho đến khâu thi công cũng phải đòi hỏi tay nghề người thợ thi công phải cao, am hiểu sâu về kỹ thuật. Khâu giám sát thi công phải cực kỳ chặt chẽ và chuẩn xác.
Việc tìm hiểu rõ về sơn chống cháy cho kết cấu thép cũng như sự hướng dẫn chi tiết cách thi công sơn chống cháy từ nhà sản xuất sẽ giúp hạn chế tối đa việc xảy ra sự cố trong quá trình thi công. Đây là công việc thực sự cần thiết để đảm bảo cho công trình kết cấu thép sau khi thi công sơn chống cháy phát huy tác dụng chống cháy và hiệu quả cao nhất.
I. Sơn chống cháy cho kết cấu thép là gì?
Trước tiên ta cần hiểu về sơn chống cháy là gì? Sơn chống cháy là một loại sơn được cấu tạo bởi hợp chất Acrylic, vỏ trấu, hoặc Epoxy và các loại phụ gia hóa chất. Sơn chống cháy phủ lên bề mặt vật liệu một lớp bảo vệ giúp kết cấu thép tránh được những tác động không mong muốn từ lửa, chịu nhiệt độ lâu hơn khi xảy ra cháy nổ, giúp kéo dài thời gian để lực lượng cứu hỏa kịp thời tới.
Lớp sơn chống cháy này có tính chất cảm biến nhiệt rất nhạy, khi cảm nhận được nhiệt độ đạt mức giới hạn sẽ tự động trương phồng tạo ra bức tường dày dạng xốp như tổ ong có tác dụng ngăn chặn lửa đồng thời tạo ra lớp khí không bắt lửa như CO2,..
II. Trên thị trường có bao nhiêu loại sơn chống cháy cho kết cấu thép?
Theo thống kê trên thị trường hiện nay, sơn chống cháy cho kết cấu thép có rất nhiều sản phẩm mang nhãn hiệu của nhiều hãng sơn khác nhau và cùng chung một mục đích là phòng chống cháy cho kết cấu thép. Điển hình là các hãng sau:
- Sơn chống cháy Kova
- Sơn chống cháy Hải Phòng SHP WB
- Sơn chống cháy Rainbow FM 1000
- Sơn chống cháy Thế Hệ Mới
- Sơn chống cháy KCC
Và nhiều hãng sơn chống cháy khác.
III. Quy trình sơn chống cháy cho kết cấu thép tốt nhất
Mức độ, thời gian chống cháy phụ thuộc vào độ dày của lớp sơn được thi công.
Đây là đặc tính điển hình của sơn chống cháy cũng như sơn chịu nhiệt cho kết cấu thép mà bất cứ khách hàng, thợ thi công hay nhà tư vấn sơn chống cháy sơn đều phải nắm bắt thật kỹ.
Ngoài ra, các bước thi công còn lại tương tự như quy trình thi công sơn kết cấu thép bình thường.
Bước 1: Xử lý bề mặt khung sắt thép kim loại
Bước đầu tiên rất quan trọng, quyết định mức độ thẩm mỹ và khả năng bảo vệ của sơn. Trong công nghiệp, thường sử dụng máy phun cát hoặc máy phun bi, nước để làm sạch bề mặt kim loại số lượng lớn.
Lưu ý: trong bước 1 không nên sơn trên sắt thép rỉ sét hoặc còn dính dầu mỡ. Nếu có, hãy dùng xăng, xeton và dung môi pha sơn để làm sạch bề mặt. Tạo bề mặt tiêu chuẩn để thi công bước 2 đó là bề mặt sắt thép phải sạch và khô.
Bước 2: Phun lớp sơn chống rỉ phù hợp
Hiện tại, kim loại chia làm hai dòng chính là kim loại không mạ và kim loại mạ điển hình là thép mạ kẽm.
Dù sản phẩm kim loại mạ hay không mạ thì lớp sơn chống rỉ khi phun lên bề mặt vẫn phải đảm bảo đạt độ dày khoảng 50 µm - 80 µm. Thời gian khô (sờ được) khoảng 30 phút.
Sau khi thi công sơn chống rỉ để đảm bảo bề mặt sơn đáp ứng tiêu chuẩn thi công sang bước 3 thì màng sơn phải khô cứng, bám dính chặt, bề mặt phẳng.
Bước 3: Thi công sơn chống cháy cho kết cấu thép
Trước khi thi công, thợ thi công cần nắm rõ các thông số kỹ thuật cơ bản cũng như chi tiết của sơn chống cháy mình dùng. Sau khi thi công lớp sơn chống cháy nên dùng dụng cụ đo độ dày màng sơn để đánh giá hiệu quả chống cháy của lớp sơn.
Mọi người có thể tham khảo bảng tiêu chuẩn của một hãng sơn chống cháy đang có bán trên thị trường dưới đây. Hoặc tham khảo thêm trong định mức sơn chống cháy để có sự lựa chọn phù hợp với thời gian chống cháy mà chủ đầu tư yêu cầu.
Thời gian chống cháy |
Độ dày tiêu chuẩn 1 lớp sơn khô |
Số lớp thi công |
Thời gian lớp sơn kế tiếp |
Độ dày hoàn thiện khi khô |
Định mức hoàn thiện (lít/m2) |
90 phút (90 minutes) Mã: CC90 |
300 µm/lớp |
2 |
6 giờ ở 30 độ C |
480 – 600 µm |
1.2 – 1.5 |
120 phút (120 minutes) Mã: CC120 |
300 µm/lớp |
3 |
6 giờ ở 30 độ C |
700 – 850 µm |
1.8 - 1.95 |
150 phút (150 minutes) Mã: CC150 |
300 µm/lớp |
4 |
6 giờ ở 30 độ C |
800 – 1000 µm |
1.8 – 2.1 |
Sau khi màng sơn đã khô và đúng độ dày tiêu chuẩn kiểm định. Thợ thi công sẽ chuyển qua thi công bước 4.
Bước 4: Hoàn thiện lớp sơn phủ màu sắc
Trong hệ thống các lớp sơn trên kết câu thép thì lớp phủ màu không thể thiếu trong giải pháp bảo vệ kết cấu thép. Nó vừa là lớp áo bảo vệ, vừa là lớp phủ trang trí toàn diện cho kết cấu thép. Bởi lớp sơn chống cháy không thể dùng làm đẹp mà nó chỉ có tác dụng phòng chống cháy cho bề mặt kim loại. Chính vì thế trong quá trình thi công đòi hỏi cần thêm một lớp sơn phủ màu phù hợp để hoàn thiện cho công trình.Tuy nhiên, lớp sơn phủ màu này yêu cầu phải có độ dày trong khoảng từ 40 - 60 µm.
Có một số loại sơn phủ màu mà khách hàng có thể lựa chọn như:
- Sơn epoxy 2 thành phần gồm có sơn phủ gốc nhựa Epoxy hoặc sơn phủ PU Polyurethan
- Sơn phủ màu gốc Acrylic
- Sơn phủ màu gốc Alkyd
Sau thi công thì lớp sơn phủ màu này phải đạt tiêu chuẩn là: Lớp sơn phải khô hoàn toàn sáng bóng, màu sắc đồng đều, bám dính chặt.
Bước 5: Tiến hành nghiệm thu công trình
Sử dụng dụng cụ đo độ dày để đo mức độ đạt tiêu chuẩn về lớp sơn. Còn về thời gian chống cháy do nhà sản xuất qui định. Đồng thời màng sơn phải đẹp có độ thẫm mỹ cao.